Chuyển đến nội dung

Những Dấu Hiệu Cần Tẩy Giun Ở Chó Mèo

Những Dấu Hiệu Cần Tẩy Giun Ở Chó Mèo

Chuyên mục:

  1. Vì sao cần tẩy giun cho chó mèo?
  2. Những loại giun sán thường gặp ở thú cưng
  3. Những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo
  4. Lịch sổ giun cho chó mèo
  5. Một số loại thuốc tẩy giun cho chó mèo hiệu quả

Tẩy giun cho chó mèo là việc làm cần thiết định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe của chúng.Tuy nhiên, không phải chủ nhân nào cũng nhận biết được những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo. Vậy nên, bài viết này Paddy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lý do cần tẩy giun cho chó mèo, dấu hiệu nhận biết cần tẩy giun, lịch tẩy giun cho chó mèo và các loại thuốc phù hợp để bạn có thể chăm sóc thú cưng tốt nhất. 

Vì sao cần tẩy giun cho chó mèo?

Giun sán là loại ký sinh trùng thường sinh sống trong đường ruột của chó mèo. Nếu không tuân thủ theo lịch sổ giun cho mèo và chó định kỳ, số lượng giun sán trong đường ruột của thú cưng sẽ gia tăng nhanh chóng. Chúng không những lấy đi chất đi chất dinh dưỡng của chó mèo mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác. Ví dụ như chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đặc biệt, giun sán còn mang nguy cơ lây nhiễm cao cho con người, nhất là ở trẻ em.

những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo

Những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo thường gặp nhất phải kể đến như: sụt cân nhanh, lông xơ, ăn nhiều nhưng không tăng cân, tiêu chảy, suy nhược, trứng giun có trong phân,... Một số trường hợp nghiêm trọng hơn, các bé có thể xuất hiện triệu chứng nôn mửa hoặc bụng trướng to bất thường.   

Những loại giun sán thường gặp ở thú cưng

Hầu hết những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo khi xuất hiện đều đến từ 4 loại ký sinh trùng: giun đũa, giun móc, giun phổi hoặc sán dây. 

Giun đũa

Giun đũa là loài ký sinh trùng chủ yếu sống trong ruột non của chó mèo. Khi cho mèo nhiễm giun đũa, chúng thường xuất hiện các triệu chứng gây chướng bụng, tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Tuy chủ yếu sống trong ruột non nhưng giun đũa vẫn có khả năng di chuyển đến các cơ quan khác. Chúng thường gây tổn thương nghiêm trọng đến phổi, mắt và gan của thú cưng. Ngoài ra, giun đũa còn có khả năng lây truyền qua đường ăn uống hoặc sữa mẹ.  

Giun móc

Tương tự giun đũa, giun móc cũng thường ký sinh trong ruột non của chó mèo. Giun móc ký sinh và hút máu của động vật. Động vật khi nhiễm loại ký sinh trùng này sẽ có các biểu hiện suy dinh dưỡng nghiêm trọng, thiếu máu và đi phân đen. Đặc biệt, giun móc còn có khả năng lây truyền qua cơ thể người thông qua tiếp xúc da và ăn uống. 

những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo

 

Giun phổi

Chó khi bị nhiễm giun phổi thường khó phát hiện hơn các loại ký sinh trùng khác. Tuy nhiên, giun phổi lại gây ra những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo nghiêm trọng. Khi nhiễm giun phổi, chó sẽ xuất hiện tình trạng chán ăn, thiếu máu, nôn mửa, tiêu chảy, ho, khó thở và các vấn đề về hô hấp khác. Giun phổi thường lây truyền qua các động vật trung gian, không lây truyền cho người và mèo. 

Sán dây

Tỉ lệ mắc sán dây ở mèo sẽ cao hơn ở chó. Sán dây thường bị nhiễm vào cơ thể chó mèo thông qua đường ăn uống hoặc bọ chét. Thú cưng khi bị nhiễm sán dây sẽ có biểu hiện ốm yếu, thường xuyên liếm khu vực hậu môn, sụt cân dù ăn uống đầy đủ. Nguy hiểm hơn, sán dây có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm. Loại ký sinh trùng này có khả năng lây truyền sang người, gây nên bệnh gò tử cầu ở người.  

Những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo

Nắm được lịch sổ giun cho chó mèo và nhận biết sớm những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của các bé tốt nhất. Dưới đây là một số dấu hiệu khi bị nhiễm ký sinh trùng ở chó mèo mà bạn cần chú ý: 

  • Bụng phình to: Đặc biệt ở chó mèo con, bụng phình bất thường là dấu hiệu nhiễm giun sán số lượng lớn. Sự sinh sôi quá nhiều trong ổ bụng sẽ khiến bụng của thú cưng phình to, chiếm hết không gian chứa thức ăn gây suy nhược cơ thể của chúng. 
  • Lông xơ xác: Giun sán làm giảm hấp thụ dinh dưỡng. Cơ thể thiếu chất sẽ khiến lông thú cưng trở nên khô và rụng nhiều.
  • Tiêu chảy hoặc nôn mửa: Giun và sán có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày của thú cưng. Đặc biệt, khi có máu hoặc mẩu giun trong phân hoặc chất nôn có thể là dấu hiệu nội tạng của thú cưng đã bị tổn thương nghiêm trọng. 
  • Sụt cân nhanh: Dù thú cưng ăn uống đầy đủ nhưng do bị giun sán cạnh tranh dinh dưỡng vẫn khiến các bé trông ốm yếu, ủ rũ thiếu sức sống. 
  • Ngứa hậu môn: Các loại ký sinh trùng hoặc trứng giun ở vùng hậu môn gây ngứa cho thú cưng. Chó mèo thường lê mông xuống đất để giảm ngứa. 
những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo

Lịch sổ giun cho chó mèo

Chó mèo thường sau khi sinh ra khoảng 3 tuần là thời điểm cần tẩy giun lần đầu tiên. Lúc này, trứng giun đã sinh sôi trong ruột chó mèo con. Bạn cần cho các bé tẩy giun trước khi chúng thải ra ngoài.

Sau đợt tẩy giun lần đầu, lịch tẩy giun cho chó mèo những lần sau được chỉ định cụ thể như sau: 

Lịch sổ giun cho mèo

Lịch sổ giun cho mèo con và mèo trưởng thành: 

  • Mèo con: Bắt đầu từ 3 tuần tuổi, tẩy giun định kỳ 2 tuần/lần đến 12 tuần tuổi.
  • Mèo trưởng thành: 3 tháng/lần hoặc theo khuyến nghị của bác sĩ thú y.

Lịch tẩy giun cho chó

Lịch tẩy giun cho chó con và chó trưởng thành: 

  • Chó con: Bắt đầu từ 2 tuần tuổi, tẩy giun mỗi 2 tuần/lần đến 12 tuần tuổi.
  • Chó trưởng thành: Tẩy giun mỗi 3 tháng/lần hoặc tùy thuộc vào môi trường sống.

Một số loại thuốc tẩy giun cho chó mèo hiệu quả

Trên thị thường hiện nay có đa dạng các loại thuốc tẩy giun sán cho chó mèo. Một số loại còn có tích hợp công dụng tẩy giun sán và một số loại ký sinh trùng khác. Tùy vào thể trạng và cân nặng của thú cưng, chủ nhân cần chú ý chọn loại thuốc phù hợp. Một số loại loại thuốc tẩy giun cho chó mèo hiệu quả có mặt tại Paddy như: 

Sản phẩm

Công dụng 

Viên Uống Drontal Trị Giun Cho Chó 10kg (Đức)

  • Phòng ngừa và điều trị giun tròn, giun đũa, giun tóc, giun móc, sán dây. 
  • Dùng cho cả chó con và chó trưởng thành.
  • 1 viên tương đương với chó trọng lượng 10kg. Tương tự, nếu chó 5kg thì chỉ cần uống ½ viên hoặc chó 20kg thì uống 2 viên. 
  • Khi dùng không cần nghiền, nên dùng vào buổi sáng.

Nhỏ Gáy Revolution Nội Ngoại Ký Sinh Cho Chó Mèo

  • Bảo vệ chó mèo khỏi sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét (tác nhân lây truyền giun và ký sinh khác) và các loại ve. 
  • Dùng được cho cả chó mèo con và trưởng thành.

Viên tẩy giun Bio-Rantel Cho Chó Mèo

  • Tẩy được các loại ký sinh trùng trong ruột chó mèo như: giun đũa, giun tóc, sán dây, giun móc.
  • Liều dùng: 1 viên/ thể trọng 5kg
  • Chó lớn 6 tháng tẩy 1 lần. Chó mang thai tẩy 2 tuần trước khi sinh.
  • Mèo trưởng thành 6 tháng tẩy 1 lần. Mèo cái mang thai tẩy 10 ngày trước khi sinh và 3 tuần sau sinh. 

Nhận biết những dấu hiệu cần tẩy giun ở chó mèo và tẩy giun định kỳ theo đúng lịch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho các bé và đảm bảo sạch sẽ cho môi trường sống của bạn. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để chọn loại thuốc và lịch trình phù hợp nhất cho chó mèo của bạn nhé!

Xem thêm:

Bài trước đó
Bài tiếp theo

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Lỗi! Email này đã được đăng ký

Paddy Pet Shop
Đăng ký nhận ưu đãi về các chương trình khuyến mãi siêu Hot của Paddy

Sản phẩm đã xem

Social

Chỉnh sửa
Back In Stock Notification
So sánh sản phẩm ()
So sánh sản phẩm
SKU Đánh giá Mô tả Bộ sưu tập
this is just a warning
Đăng nhập
Giỏ hàng
0 Sản phẩm
0%