Phác Đồ Điều Trị Bệnh Giun Đũa Ở Chó Mèo
Chuyên mục:
- Thông tin về bệnh giun đũa ở chó mèo
- Biểu hiện khi chó mèo khi bị nhiễm giun đũa
- Phác đồ điều trị giun đũa chó mèo theo bộ y tế
- Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh giun đũa ở chó mèo
Giun đũa hay còn gọi là Toxocara thường xâm nhập vào cơ thể chó, mèo qua đường tiêu hóa khi chúng ăn phải trứng giun có trong thức ăn, nước uống hay môi trường ô nhiễm. Đặc biệt, căn bệnh này còn có nguy cơ lây nhiễm cho người, gây ra các ảnh hưởng xấu cho cơ thể con người. Trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu cách điều trị bệnh giun đũa ở chó mèo cũng như nhận thấy giun đũa chó mèo biểu hiện để bảo vệ thú cưng cũng như bản thân chủ nuôi nhé!
Thông tin về bệnh giun đũa ở chó mèo
Bệnh giun đũa ở chó mèo hay còn gọi là Toxocara là căn bệnh do giun ký sinh trong ruột non của chó. Bệnh này phổ biến ở khoảng 80% chó sống ở vùng nhiệt đới và 17-20% chó ở vùng ôn đới. Giun trưởng thành có thể sống trong ruột non của chó con từ 3 - 6 tháng. Mỗi ngày, chúng có thể đẻ ra khoảng 200.000 trứng. Những trứng giun này sẽ được thải ra ngoài qua phân và có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài trong vài tháng. Khi chó trưởng thành, hệ miễn dịch của chúng sẽ giúp đẩy giun ra khỏi cơ thể.

Nếu chó con nuốt phải trứng giun, một số ấu trùng sẽ di chuyển lên phổi và phát triển thành giun trưởng thành trong ruột non. Một số khác có thể tiếp tục di chuyển đến các cơ quan nội tạng. Khi chó trưởng thành mang thai, các ấu trùng có thể xuyên qua nhau thai. Từ đó lây nhiễm cho bào thai hoặc lây qua tuyến vú. Điều này có thể truyền nhiễm cho chó con khi chúng bú mẹ.
Biểu hiện khi chó mèo khi bị nhiễm giun đũa
Khi chó mèo bị nhiễm giun sán, các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, khiến bệnh dễ bị bỏ qua và có thể tiến triển nặng dần theo thời gian. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh giun đũa ở chó mèo:
- Nôn mửa thường xuyên: Chó mèo có thể nôn mửa do nhiễm giun đũa.
- Bụng phình to: Bụng thường căng tròn, trong khi các phần còn lại của cơ thể lại gầy yếu, còi cọc.
- Bỏ ăn hoặc ăn ít: Chó mèo có thể bỏ ăn hoặc chỉ ăn rất ít.
- Rối loạn tiêu hóa: Giun sán có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón, khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
- Đi ngoài có máu hoặc phân tối màu: Chó mèo có thể đi ngoài ra máu hoặc phân tối màu.
- Gầy yếu, suy dinh dưỡng: Chó mèo bị sút cân nhanh chóng, cơ thể gầy yếu và suy dinh dưỡng.
- Rối loạn thần kinh: Các dấu hiệu như mệt mỏi, nằm im một chỗ, buồn bã, hay cáu kỉnh là những triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh.
- Lông xỉn màu, bết dính: Ký sinh trùng đường ruột hút hết dưỡng chất của cơ thể, làm cho lông chó mèo trở nên xỉn màu và bết dính, không còn bóng mượt.

Nếu nhận thấy giun đũa chó mèo biểu hiện như trên, bạn cần đưa chó mèo đi khám bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phác đồ điều trị giun đũa chó mèo theo bộ y tế
Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh giun đũa ở chó mèo theo bộ y tế. Hãy cùng tìm hiểu nhé:
Đối với người
Phác đồ điều trị bệnh giun đũa ở chó mèo cho người được bộ y tế khuyên dùng thuốc đặc trị phối hợp với điều trị triệu chứng theo các thứ tự ưu tiên như sau:
Phát đồ 1: Albendazole (sử dụng viên nén 200g và 400g)
Liều dùng:
- Người lớn: sử dụng 800mg mỗi ngày và chia làm 2 lần uống mỗi ngày
- Albendazole sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi: sử dụng 10 - 15ml/ kg mỗi ngày (sử dụng tối đa 800mg) và cũng làm 2 lần uống mỗi ngày.
Điều trị theo thể bệnh:
- Đối với thể bệnh thông thường, mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 14 ngày.
- Nếu bệnh đã ảnh hưởng đến nội tạng, mắt hoặc dây thần kinh. Thời gian điều trị sẽ kéo dài khoảng 21 ngày cho mỗi đợt.
- Đặc biệt, đối với trường hợp bệnh ảnh hưởng đến mắt, có thể cần phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Phát đồ 2: Thiabendazole (sử dụng viên nén 500 mg)
Đây là phác đồ điều trị giun đũa chó mèo được bộ y tế sử dụng với:
Liều dùng:
- Sử dụng 2 lần/ngày và sử dụng trong 7 ngày (liều lượng dựa vào cân nặng của người bệnh).
Điều trị theo thể bệnh:
Phác đồ điều trị giun đũa chó mèo này thích hợp cho cả thể nội tạng và thể thông thường:
- Cân nặng từ 13.6 kg đến dưới 22.6 kg: Liều dùng giờ 0 là 250 mg và liều dùng cho giờ thứ 12 cũng là 250 mg. (Không sử dụng quá 7 ngày)
- Cân nặng từ 22.6 kg đến dưới 34.0 kg: Liều dùng giờ 0 là 500 mg và liều dùng cho giờ thứ 12 cũng là 500 mg. (Không vượt quá 3000 mg/ngày)
- Cân nặng từ 34.0 kg đến dưới 45.0 kg: Liều dùng giờ 0 là 750 mg và liều dùng cho giờ thứ 12 cũng là 750 mg.
- Cân nặng từ 45.0 kg đến dưới 56.0 kg: Liều dùng giờ 0 là 1.000 mg và liều dùng cho giờ thứ 12 cũng là 1.000 mg.
- Cân nặng từ 68.0 kg trở lên: Liều dùng giờ 0 là 1.500 mg và liều dùng cho giờ thứ 12 cũng là 1.500 mg.

Phác đồ 3: Ivermectin (sử dụng viên nén 3mg và 6mg)
Liều dùng:
Phác đồ điều trị giun đũa cho người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế sử dụng Ivermectin với liều 0,2 mg/kg mỗi ngày, chia thành 1 liều trong vòng 1-2 ngày.
Điều trị theo thể bệnh:
- Đối với trường hợp ấu trùng xâm nhập qua da và mô mềm: Ivermectin sẽ có hiệu quả tốt với liều khuyến cáo và có thể được tái sử dụng nếu cần.
- Đối với ấu trùng di chuyển ở mắt hoặc phủ tạng: Cần xem xét kỹ lưỡng việc sử dụng Ivermectin. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp hoặc đồng thời với corticosteroid để giảm triệu chứng cục bộ và hỗ trợ điều trị triệu chứng một cách hiệu quả hơn.
Đối với chó mèo
1. Thuốc Tẩy Giun Cho Mèo Drontal Dạng Viên
Drontal là thuốc tẩy giun phổ biến cho mèo, giúp tiêu diệt giun đũa, giun móc và các loại ký sinh trùng đường ruột khác.
- Liều dùng:
- Mèo nhỏ (dưới 1 kg): 1/4 viên Drontal.
- Mèo từ 1 kg đến 5 kg: 1 viên Drontal.
- Mèo trên 5kg: 2 viên Drontal (tùy thuộc vào trọng lượng chính xác của mèo).
- Cách sử dụng:
- Uống thuốc một lần duy nhất, có thể cho mèo uống trực tiếp hoặc nghiền nhỏ thuốc trộn với thức ăn để dễ dàng hơn.
- Lịch trình điều trị:
- Mèo trưởng thành: Tẩy giun định kỳ 3-6 tháng một lần tùy theo tình trạng sức khỏe và lối sống của mèo (nếu mèo thường ra ngoài, tiếp xúc với môi trường dễ nhiễm giun).
- Mèo con: Tẩy giun khi mèo từ 2-3 tuần tuổi. Sau đó tái khám và tẩy giun định kỳ mỗi tháng một lần cho đến 6 tháng tuổi.
2. Viên tẩy giun Bio-Rantel Cho Chó Mèo
Bio-Rantel là thuốc tẩy giun phổ biến, có hiệu quả trong việc điều trị giun đũa, giun móc và giun kim ở chó mèo.
- Liều dùng:
- Chó mèo dưới 5 kg: 1/2 viên Bio-Rantel.
- Chó mèo từ 5-10 kg: 1 viên Bio-Rantel.
- Chó mèo từ 10-20 kg: 2 viên Bio-Rantel.
- Chó mèo trên 20kg: 3 viên Bio-Rantel (liều dùng có thể điều chỉnh theo trọng lượng chính xác).
- Cách sử dụng:
- Thuốc dùng một lần duy nhất, có thể cho uống trực tiếp hoặc trộn vào thức ăn để dễ dàng cho vật nuôi uống.
- Lịch trình điều trị:
- Chó mèo trưởng thành: Tẩy giun định kỳ mỗi 3-6 tháng, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Chó mèo con: Tẩy giun lần đầu tiên khi được 2-3 tuần tuổi. Sau đó lặp lại mỗi tháng một lần cho đến 6 tháng tuổi.
Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh giun đũa ở chó mèo
Đối với chó mèo con, cần tẩy giun lần đầu khi chúng được 2-3 tuần tuổi. Sau đó, tiếp tục tẩy giun thêm 2 lần nữa, mỗi lần cách nhau 2 tuần. Sau khi hoàn thành 3 đợt tẩy giun đầu, tiếp tục tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng một lần. Ngoài ra, để ngăn ngừa sự lan truyền bệnh, cần sử dụng thuốc tẩy giun dự phòng định kỳ cho cả chó con và chó cái mang thai.
Đồng thời, thường xuyên vệ sinh và dọn dẹp chỗ ăn, ngủ và đồ chơi của chó mèo. Điều này giúp đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ và khô ráo để giảm thiểu nguy cơ nhiễm giun sán và các loại ký sinh trùng khác. Điều này cũng giúp bảo vệ sức khỏe của vật nuôi và hạn chế việc lây nhiễm giữa các con vật trong cùng gia đình.
Trên đây là phác đồ điều trị bệnh giun đũa ở chó mèo và giun đũa chó mèo biểu hiện. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích dành cho bạn. Đừng quên theo dõi Paddy thường xuyên để cập nhật những tin tức mới nhất về chó mèo nhé!