Nên Làm Gì Khi Chó Ăn Phải Bả?
Chuyên mục:
- Những dấu hiệu nhận biết chó ăn phải bả
- Nguyên nhân khiến chó ăn phải bả
- Làm gì khi chó ăn phải bả?
- Chó bị đánh bả bao lâu thì chết?
- Chó ăn phải bả chuột làm thế nào?
- Những lưu ý khi xử lý chó ăn phải bả
Làm gì khi chó ăn phải bả? Tình trạng chó bị đánh bả diễn ra rất thường xuyên, đặc biệt là tại khu vực nông thôn. Điều này đã dấy lên sự tức giận đối với “cẩu tặc” và thương tiếc cho thú cưng của hàng loạt các chủ nuôi. Vậy cần làm gì khi chó ăn phải bả? Chó bị đánh bả bao lâu thì chết? Paddy sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này ngay tại bài viết bên dưới.
Những dấu hiệu nhận biết chó ăn phải bả
Để biết cần làm gì khi chó ăn phải bả thì bạn cần nhận ra những dấu hiệu chó bị đánh bả. Trường hợp này sẽ có nhiều dấu hiệu rất dễ thấy. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu cho thấy cún cưng của bạn đã ăn phải bả:
- Co giật, sùi bọt mép, lưỡi lè ra ngoài.
- Có dấu hiệu co giật, sùi bọt mép, lưỡi lẽ ra ngoài.
- Chó thường xuyên ói mửa, tiêu chảy trong nhiều ngày.
- Dáng đi liêu xiêu, kém linh hoạt.
- Mắt lảo đảo, đồng tử giãn ra.
Một dấu hiệu đặc biệt mà bạn có thể nhận biết đó chính là màu nướu chó. Chúng sẽ chuyển sang màu tím tái, đỏ gạch trắng khác lạ so với bình thường. Đồng thời, thân nhiệt, nhịp tim bất thường, đập nhanh hơn cũng là triệu chứng báo hiệu cần lưu ý. “Chó bị đánh bả bao lâu thì chết?” cũng là thắc mắc chung của nhiều chủ nuôi. Nếu như không được sơ cứu kịp thời thì cún cưng của bạn sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
Nguyên nhân khiến chó ăn phải bả
Chó bị đánh bả có thể là do “cẩu tặc” hoặc cũng đến từ các nguyên nhân khách quan khác. Chẳng hạn như chó vô ý ăn phải bả chuột. Vậy thì “Chó ăn phải bả chuột làm thế nào?”, thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp tại những nội dung tiếp theo.
Riêng đối với trường hợp bị kẻ xấu đánh bả, chúng sẽ trộn bả vào thức ăn mà chó thích. Chẳng hạn như pate, hạt, thức ăn cho chó… để dụ chúng. Đồng thời, khi chó đi chơi xa nhà cũng có thể ăn phải xác động vật do bị đánh bả. Từ đó cũng có thể khiến chúng bị nhiễm độc.
Làm gì khi chó ăn phải bả?
Làm gì khi chó ăn phải bả? Khi phát hiện chó có dấu hiệu trúng độc, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và xử lý kịp thời. Nếu không thể đưa cún đến cơ sở thú y ngay, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sơ cứu tại nhà dưới đây để ngăn chặn chất độc lan rộng.
- Gây nôn bằng oxy già: Pha loãng oxy già và cho chó uống (tối đa 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút) để kích thích nôn. Không dùng quá liều vì có thể gây phản tác dụng.
- Dùng nước chanh tươi: Nếu oxy già không hiệu quả, hãy thử vắt nước chanh. Sau đó cho chó uống rồi xoa bóp nhẹ vùng bụng để giúp chất độc được đẩy ra ngoài.
- Đưa đến cơ sở thú y để thụt rửa dạ dày: Đây sẽ là cách an toàn và hiệu quả nhất khi cún cưng của bạn bị đánh bả. Thao tác này cần được thực hiện bởi người có chuyên môn để tránh tổn thương cho chó.
- Sử dụng trứng gà sống: Kết hợp trứng sống với muối và nước để cho chó uống – đây là mẹo dân gian lâu đời giúp kích thích nôn tự nhiên.
- Bơm dung dịch tự nhiên: Trong giai đoạn đầu, bạn có thể trộn giấm, sữa, nước gừng hoặc nước chanh để cho chó uống, hỗ trợ đào thải chất độc.
Chó bị đánh bả bao lâu thì chết?
Chó bị đánh bả bao lâu thì chết? Trên thực tế, chó bị dính bả không khiến chúng chết ngay lập tức mà từ từ. Vì thế nếu được phát hiện và chữa trị sớm thì bạn hoàn toàn có thể cứu mạng cún cưng. Nhưng chỉ cần vụt lỡ “giờ vàng” thì khả năng cứu được là không cao. Do đó mà thắc mắc “Làm gì khi chó ăn phải bả?” nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Ngoài ra sẽ còn tuỳ vào lượng thuốc trong bả, nếu chất độc ngấm vào dạ dày thì chỉ tầm 1 - 2 ngày là cún có thể chết. Mặt khác sẽ còn tuỳ vào loại bả mà cún ăn phải. Thông thường bả do “cẩu tặc” bẫy sẽ khiến thú cưng rất dễ mất mạng, chỉ trong vòng vài giờ.
Chó ăn phải bả chuột làm thế nào?
Sau khi biết được chó bị đánh bả bao lâu thì chết thì kế tiếp, hãy cùng Paddy giải đáp thắc mắc “Chó ăn phải bả chuột làm thế nào?”. Thực tế, quá trình cấp cứu, làm gì khi chó ăn phải bả sẽ không có nhiều khác biệt so với những loại bả thông thường.
Việc sơ cứu đúng cách trong những phút đầu tiên có thể cứu sống thú cưng của bạn.
- Giữ bình tĩnh và xác định loại bả
Ngay khi phát hiện, hãy kiểm tra xem chó đã ăn bao nhiêu, có triệu chứng gì chưa và nếu có thể, lưu lại mẫu bả hoặc bao bì để đưa cho bác sĩ thú y. Việc xác định chất độc sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn.
- Gây nôn khẩn cấp (nếu chó vẫn tỉnh táo)
Nếu chó vẫn còn tỉnh và chưa có dấu hiệu co giật, bạn có thể gây nôn để đẩy chất độc ra ngoài. Phổ biến nhất là dùng oxy già 3%, bơm khoảng 1–2 ml/kg vào miệng chó. Mỗi lần cách nhau 10 phút, tối đa 3 lần. Ngoài ra, có thể dùng nước muối loãng hoặc nước chanh để kích thích nôn.
- Trung hòa chất độc tạm thời
Cho chó uống lòng trắng trứng, sữa, hoặc than hoạt tính để làm chậm quá trình hấp thu độc tố. Một số mẹo dân gian như dùng hỗn hợp trứng gà, muối và nước cũng có thể áp dụng trong lúc chờ đưa đến cơ sở thú y.
- Đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức
Dù đã sơ cứu, việc đưa chó đến cơ sở thú y càng sớm càng tốt là bắt buộc. Bác sĩ sẽ thực hiện các bước điều trị chuyên sâu như truyền dịch, tiêm thuốc giải độc, cầm máu hoặc chống co giật tùy vào loại bả và tình trạng cụ thể.
Những lưu ý khi xử lý chó ăn phải bả
Để đảm bảo an toàn cho chó, các gia đình nuôi thú cưng nên cất giữ toàn bộ hóa chất, chất tẩy rửa hay các vật dụng chứa chất độc hại ở nơi riêng biệt, ngoài tầm với của chó. Việc này giúp hạn chế nguy cơ chó vô tình tiếp xúc hoặc ăn phải những chất nguy hiểm. Khi đưa chó ra ngoài đi dạo, cần quan sát kỹ và không để chó đi quá xa tầm kiểm soát. Để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, sử dụng bả để bắt trộm.
Bên cạnh đó, một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa chó ăn phải bả là huấn luyện chúng thói quen chỉ ăn thức ăn quen thuộc tại nhà. Không được nhận đồ ăn từ người lạ. Ngoài ra, Paddy đã đưa ra và cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ vitamin, khoáng chất cũng góp phần nâng cao sức đề kháng. Giúp chó có thể chống chọi tốt hơn nếu chẳng may nuốt phải chất độc hoặc hóa chất nguy hiểm.