Một Số Bệnh Phổ Biến Ở Chó Bạn Nên Biết
Giống như con người, cơ thể của những chú chó cũng rất nhạy cảm và có thể mắc bệnh. Nếu bạn đang nuôi một chú chó thì rất cần trang bị những kiến thức liên quan đến bệnh ở chó. Điều này giúp bạn có cách phòng tránh và điều trị kịp thời cho “người bạn” của mình. Hầu hết các bệnh ở chó đều có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Trong bài viết dưới đây, Paddy sẽ giới thiệu đến bạn một số bệnh phổ biến ở chó, dấu hiệu chó bị bệnh và cách điều trị để bảo vệ chó của bạn nhé!
Bệnh ho cũi chó
Dấu hiệu chó bị bệnh ho cũi
Đây là một loại bệnh tương tự như bệnh cảm lạnh ở người. Dấu hiệu chó bị bệnh ho cũi là cơn ho dữ dội, kéo dài. Chó sẽ bị ho khạc trông như hóc xương trong cổ họng. Tiếng ho không giống với chó bị hắc xì hay chó bị khò khè mà bật thành tiếng, có lúc to, lúc nhỏ.
Ho cũi là một trong số những bệnh phổ biến ở chó mà bạn sẽ thường xuyên gặp. Hầu hết chó mắc bệnh ho cũi vẫn khỏe mạnh, ăn uống bình thường. Tuy nhiên, đối với một số chú chó bệnh ho cũi nặng hơn có thể có các triệu chứng bệnh khác như bị hắt xì mạnh, sổ mũi hoặc chảy dịch mắt.
Nguyên nhân
Bệnh ho cũi ở chó có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân. Đa phần là do thời tiết khắc nghiệt khiến cơ thể chó xảy ra phản ứng. Từ đó, dễ tạo điều kiện cho virus tấn công và dẫn đến bệnh. Tác nhân bệnh là virus canine parainfluenza kết hợp với một số vi khuẩn khác ở đường hô hấp gây ra.
Cách điều trị
Cách chữa trị cho chó bị ho cũi sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhẹ hay nặng. Nếu chó bị ho khạc, khò khè nhưng vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường thì bệnh sẽ tự khỏi. Đây cũng là một trong số bệnh phổ biến ở chó có thể tự khỏi ở mức độ nhẹ mà không cần dùng thuốc. Nhưng để yên tâm hơn bạn vẫn nên liên hệ thú y để biết cách bổ sung thêm các loại thuốc bổ hỗ trợ hô hấp cho chó nhé!
Hầu hết chó bị ho cũi đều hồi phục hoàn toàn trong vòng 3 tuần. Với những chú chó có thể trạng yếu, thời gian có thể lâu hơn, khoảng 6 tuần. Nếu sau 6 tuần, các dấu hiệu nhận biết chó bị bệnh ban đầu không thuyên giảm, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để sớm chẩn đoán các biến chứng có thể gặp.
Bệnh cúm
Đây là một trong số những bệnh phổ biến ở chó nhưng còn tương đối mới với người nuôi chó hiện nay. Bệnh này lây lan qua dịch tiết đường hô hấp. Virus có thể xuất hiện trên các vật thể như bề mặt bàn, bát, vòng cổ và dây xích... Chúng tồn tại tới 48 giờ trên các bề mặt, tối đa 24 giờ trên quần áo và 12 giờ trên tay người. Chó có thể bị nhiễm virus trước khi chúng có dấu hiệu bị bệnh. Điều đó có nghĩa là một chú chó khỏe mạnh vẫn có thể lây nhiễm cho những chú chó khác.
Dấu hiệu chó bị bệnh cúm
Dấu hiệu của bệnh cúm ở chó là ho, sổ mũi, sốt, lờ đờ, chảy nước mắt và chán ăn. Tuy nhiên không phải tất cả các chú chó nhiễm bệnh đều có các triệu chứng trên. Trong đó, dấu hiệu phổ biến nhất của cúm chó là ho kéo dài trong khoảng 10 đến 21 ngày. Chảy máu ở mũi hoặc mắt cũng là dấu hiệu thường thấy khi mắc cúm chó. Nhiều chú chó bị chảy nước mũi và sốt lên đến 40℃.
Nguyên Nhân
Virus cúm chó H3N8 có nguồn gốc từ loài ngựa, sau đó lây truyền sang chó. Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho biết loại virus này đã lây truyền từ loài này sang loài khác. Đây được coi là một loại virus H3N8 dành riêng cho loài chó.
Cách điều trị
Bệnh cúm chó được điều trị bằng những phương pháp sau:
- Tăng cường sức đề kháng và sử dụng thuốc kháng sinh. Đây là bước quan trọng trong điều trị bệnh cúm chó vì con vật này rất dễ mắc vi khuẩn bội nhiễm.
- Điều trị các triệu chứng giảm ho bằng cách sử dụng thuốc cảm cúm cho chó như: Bromhexin, prednisone...
- Bổ sung nước, chất điện giải, các loại vitamin,…. Trong trường hợp con vật quá yếu cần tiến hành truyền dịch tĩnh mạch.
Hầu hết các chú chó nhiễm bệnh có thể phục hồi trong vòng 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, ở mức độ nặng, chó thường bị chết.
Bệnh xoắn khuẩn Lepto
Xoắn khuẩn Lepto nằm trong nhóm một số căn bệnh phổ biến vô cùng nguy hiểm ở chó. Những chú chó bị bệnh Lepto có tỷ lệ chết rất cao. Rất nhiều người nuôi chó không hiểu rõ về căn bệnh. Sau đây là các dấu hiệu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị của bệnh Lepto.
Dấu hiệu chó bị bệnh xoắn khuẩn lepto
Bệnh Lepto ở chó không xuất hiện nhiều triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu. Thời gian ủ bệnh của xoắn khuẩn thường kéo dài từ 15 - 30 ngày. Trong thời gian này, có những chú chó không hề có bất kỳ biểu hiện gì của bệnh. Bệnh Lepto được chia thành nhiều dạng:
- Bệnh Lepto cấp tính: Chó có thân nhiệt cao và bị sốt cao liên tục từ 40 - 41 độ. Cơ thể suy nhược nhanh chóng vì bại huyết phát triển nhanh chóng. Trong bệnh Lepto cấp tính có hai thể:
- Thể thương hàn: khi chó bị bệnh ở thể này thì thường xuất hiện triệu chứng trầm trọng. Chó bị viêm kết mạc mắt và xuất huyết dưới da. Chó còn bị nôn rất nhiều, thậm chí là nôn ra máu. Ngoài ra, “anh bạn” còn bị mất nước rất nhiều khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng. Sau khoảng 20 - 24 ngày, chó sẽ bị tử vong với thân nhiệt giảm sâu.
- Thể hoàng đản: chó của bạn sẽ bị viêm kết mạc mắt và vàng da. Hô hấp của chó rất khó khăn và nôn khan. Chúng thường bị hắt hơi cùng với việc tiêu chảy thường xuyên. Khi ở thể này, chó có nguy cơ tử vong sau khoảng 5 - 8 ngày mắc bệnh.
- Bệnh lepto dạng mãn tính hoặc bán cấp tính: Chó bị bệnh ở dạng này thường bị viêm thận, mất nước và tiêu chảy liên tục. Bên cạnh đó, chúng còn bị hội chứng Urea dẫn đến hôn mê. Ngoài ra, hô hấp của chó cũng bị rối loạn và xuất hiện tình trạng viêm cơ.
Nguyên nhân
Vi khuẩn Leptospira interrogans là nguyên nhân gây ra bệnh xoắn khuẩn Lepto. Đây là một căn bệnh có thể lây lan từ con vật này sang con vật khác. Nguy hiểm hơn, bệnh này cũng có thể lây lan sang cho con người. Xoắn khuẩn xâm nhập vào mạch máu của chó thông qua da của chó. Những loài động vật có chứa nhiều xoắn khuẩn nhất là gấu trúc, chuột túi và các loài động vật gặm nhấm.
Cách điều trị
Khi có nghi ngờ chó bị nhiễm xoắn khuẩn thì bạn nên đưa chó đến ngay cơ sở y tế gần nhất đề điều trị kịp thời. Dù nằm trong một số bệnh phổ biến ở chó có tỷ lệ tử vong cao, nhưng hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh Lepto. Chó có thể được điều trị bằng vaccine đặc trị bệnh xoắn khuẩn. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc khi đi vào cơ thể của chó sẽ gây ra các tác dụng phụ.
Qua bài viết, Paddy hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về một số bệnh phổ biến ở chó, cũng như cách nhận biết và xử lý. Từ đó, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc thú cưng của mình nhé!