Chó Bị Hóc Xương Nguy Hiểm Như Thế Nào?
Chuyên mục:
1. Biểu hiện khi chó bị hóc xương
2. Nguyên nhân khiến chó hóc xương
3. Cách xử lý khi chó hóc xương
3.1. Sử dụng dụng cụ để đẩy xương
3.2. Thực hành phương pháp Heimlich
3.3. Cho chó ăn cơm trắng
3.4. Trị hóc xương ở chó bằng vỏ cam, quýt
3.5. Đưa chó đến thú y
4. Những lưu ý khi cấp cứu chó bị hóc xương
Chó bị hóc xương không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những hệ quả nguy hiểm. Vậy chó hóc xương có tự khỏi không? Và đâu là cách sơ cứu đúng chuẩn? Hãy cùng Paddy tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Biểu hiện khi chó bị hóc xương
Chó bị hóc xương sẽ không quá khó để phát hiện. Do cảm giác khó chịu, vướng mắc mà cún sẽ thường xuyên có những dấu hiệu bất thường như:
- Khó thở, chảy dãi liên tục do xương cản trở ở họng gây khó hô hấp .
- Ho khạc nhiều thậm chí nôn hết thức ăn vừa ăn ra ngoài.
- Lưỡi và nướu chuyển sang màu xanh thang. Vì không được cung cấp oxy để hít thở.
- Miệng có mùi hôi do xương bị mắc kẹt đang phân giải.
- Thay đổi hành vi trở nên khó chịu, lo lắng.
- Nguy cấp hơn là chó dần bất tỉnh khi thiếu oxy trong thời gian dài.
Nếu chó của bạn có những biểu hiện này rất có thể chó đã bị hóc xương. Hãy kiểm tra ngay để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên đừng nên nhầm lẫn chó hóc xương với các bệnh hô hấp khác.
Nguyên nhân khiến chó hóc xương
Khi ở trạng thái khỏe mạnh, chó sẽ cực kỳ yêu thích ăn xương. Đặc biệt là các loại xương heo cỡ lớn gây hóc xương. Ngoài xương, chó cũng có thể bị hóc các dị vật khác. Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân phổ biến:
- Ăn quá nhanh: nếu chó ăn quá nhanh, chúng có thể nuốt phải xương hoặc thức ăn chưa nhai kỹ.
- Xương tảng: đây vốn là thức ăn khoái khẩu của cún cưng. Nhưng nếu không chế biến đúng cách, xương tảng có thể làm nghẹt đường hô hấp của chó.
- Đeo vòng cổ hoặc dây xích quá chặt: cũng là nguyên nhân không hiếm gặp khiến chó bị nghẹn cổ. Nhất là khi chó ăn phải xương hoặc thức ăn lớn. Khi chúng cố nuốt nhưng vòng cổ hoặc dây xích quá chặt sẽ gây ra nghẹn cho cún.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: những rối loạn hệ tiêu hóa như táo bón, bệnh lý đường tiêu hóa cũng có thể làm chó bị hóc xương.
Cách xử lý khi chó hóc xương
Tình trạng này khiến chó đau đớn, khó chịu. Vậy thì chó hóc xương có tự khỏi không? Với một số trường hợp may mắn xương sẽ tự trôi xuống dạ dày hoặc được chó khạc ra. Nhưng phần lớn chó bị hóc xương đều kẹt lại ở cuống họng. Vì vậy chủ nuôi hãy xử lý hỗ trợ cho chúng bằng những cách sau:
Sử dụng dụng cụ để đẩy xương
Đây là phương pháp đơn giản và hiệu quả, bạn nên dùng nhíp để an toàn. Nhưng nên chú ý phải thực hiện cẩn thận để không làm tổn thương các bộ phận khác. Bạn cũng nên vệ sinh khử khuẩn các dụng cụ để đẩy xương nhằm tránh nhiễm trùng vết thương.
Tuy nhiên phương pháp này cũng gây khó khăn khi chó cưng đang ở trạng thái khó chịu. Hãy giữ chúng thật chắc và im lặng để thực hiện đẩy xương.
Thực hành phương pháp Heimlich
Tình trạng này cũng có thể xử lý bằng phương pháp Heimlich. Nhưng cần phải cực kỳ cẩn trọng khi Heimlich có thể gây ra tổn thương bên trong chó. Nên hãy kiểm soát lực tay hợp lý. Và cách thực hiện phương pháp này như sau:
- Đứng sau và bao quanh bụng chó bằng hai tay.
- Dùng tay bóp mạnh vào vùng thắt lưng của chó, giữ nguyên trong vài giây.
- Nếu chó bị hóc xương quá sâu và không thể đẩy ra được, hãy dùng tay áp lên phần thân trên của hông chó. Đồng thời nâng chó lên một chút và thả xuống mạnh.
- Tiếp tục lặp lại các bước trên cho đến khi xương thoát ra khỏi họng.
- Sau khi xương đã được đẩy ra, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra lại.
Cho chó ăn cơm trắng khi bị hóc xương
Phương pháp trị mắc xương bằng cơm trắng không chỉ hiệu quả đối với con người. Cơm trắng vốn có tính chất dễ tiêu hóa và không gây kích ứng với dạ dày của chó. Khi chó hóc xương bạn có thể dùng cơm trắng để đẩy xương qua khỏi cổ họng.
Trị hóc xương ở chó bằng vỏ cam, quýt
Axit và vitamin C trong vỏ cam có thể làm mềm và giúp dễ gỡ xương ra khỏi cổ họng chó. Hoạt chất có trong vỏ cam giúp kích thích dạ dày hoạt động mạnh hơn và đẩy xương kẹt trong họng xuống. Tuy nhiên cách này chỉ dùng khi chó bị hóc xương nhỏ như xương cá. Đồng thời chủ nuôi hãy chú ý số lượng vỏ cam. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây kích ứng dẫn đến tiêu chảy, nôn mửa ở chó.
Đưa chó đến thú y khi bị hóc xương nặng
Bạn sẽ biết được chó bị hóc xương có tự khỏi không trong thời gian ngắn vài phút. Kể từ khi chó có dấu hiệu hóc xương. Khi chó không thể tự xử lý và dần trở nặng khi bạn đã hỗ trợ, hãy đến ngay bác sĩ thú y. Tại đây bác sĩ sẽ có cách điều trị kịp thời và hiệu quả hơn chúng ta. Nên đừng để cún gặp phải nguy hiểm và lâm vào trạng thái thiếu oxy.
Những lưu ý khi cấp cứu chó bị hóc xương
- Không tự đưa tay vào miệng chó để lấy xương ra
- Hãy kiểm tra vị trí chó bị mắc xương cụ thểt
- Trường hợp chó thở khò khè, nôn ói hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm hơn, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
- Đừng nên cho thú cưng ăn xương lớn, tránh chó bị hóc xương
Trường hợp chó hóc xương không diễn biến từ từ giống các bệnh khác. Do đó khi phát hiện cún cưng có dấu hiệu cấp cứu bạn cần xác định xem mình có tự xử lý được không? Cũng như chó hóc xương có thể tự chữa khỏi không? Để nhờ đến sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Paddy hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.