Chuyển đến nội dung

Nguy Hiểm Khôn Lường Khi Chó Bị Chảy Máu Mũi

Nguy Hiểm Khôn Lường Khi Chó Bị Chảy Máu Mũi - Paddy Pet Shop

Chuyên mục:

  1. Chó bị chảy máu mũi có chết không?
  2. Nguyên nhân nào khiến chó bị chảy máu mũi
  3. Cách điều trị bệnh chảy máu mũi ở chó
  4. Cách phòng tránh bệnh chảy máu mũi ở chó

Chó bị chảy máu mũi được xem là xuất huyết cấp tính. Tình trạng này khá nguy hiểm và diễn ra do khá nhiều nguyên nhân khác nhau. Thế nên, tại bài viết này, hãy cùng Paddy tham khảo về bệnh chảy máu mũi ở chó và việc chó bị chảy máu mũi có chết không?

Chó bị chảy máu mũi có chết không?

Với câu hỏi chó bị chảy máu mũi có chết không? Paddy xin trả lời rằng nó có thể dẫn đến tử vong. Vấn đề này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể xảy ra trong quá trình xô xát hoặc nghiêm trọng hơn là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Thế nên, khi thấy bệnh chảy máu mũi ở chó xuất hiện, bạn hãy đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất để kiểm tra. 

bệnh chảy máu mũi ở chó

Nguyên nhân nào khiến chó bị chảy máu mũi

Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh chảy máu mũi ở chó:

Va đập khiến chó bị chảy máu mũi

Xô xát, va đập mạnh làm vỡ mao mạch mũi chính là nguyên nhân phải nhắc đến đầu tiên. Bởi vì chó là vật nuôi có tính hiếu động, tò mò và hầu như không thích ngoan ngoãn ngồi một chỗ. Chính vì vậy trên cơ thể chúng thường hay có những vết thương do đùa giỡn quá mức. 

chó bị chảy máu mũi có chết không

Vậy nên bệnh chảy máu mũi ở chó do va đập là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nhưng, chó bị chảy máu mũi có chết không? Nếu như do va đập, theo Paddy nghĩ là không nhé! Bởi vì khi tổn thương do va đập, máu sẽ được cầm lại chỉ sau một lúc nếu chó không bị máu khó đông. 

Chó bị chảy máu mũi do sốc nhiệt

Nhiệt độ thời tiết tăng, giảm đột ngột khiến thú cưng sốc nhiệt. Không ít trường hợp thú cưng sốc nhiệt và tử vong tại chỗ. Chính vì vậy hãy quan tâm đến biểu hiện của chúng nhiều hơn. Nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, sen hãy giúp chúng tìm một nơi thoải mái nhất để nằm. 

Bệnh chảy máu mũi ở chó do đường hô hấp

Chó mắc các bệnh về đường hô hấp có thể gặp vấn đề chảy máu mũi. Một số bệnh hô hấp như: viêm mũi, viêm xoang mũi, hô hấp cấp tính, viêm phổi, khối u polyp trong hô hấp, nhiễm virus Rhinitis... cũng khiến chó có dấu hiệu chảy máu mũi.  

chảy máu mũi ở chó

Bệnh chảy máu mũi ở chó do di truyền 

Di truyền có thể là nguyên nhân chính trong việc gây ra các vấn đề máu ở chó. Bao gồm cả trường hợp bệnh chảy máu mũi ở chó

  • Máu khó đông hay còn gọi là Hemophilia: Nó gây ra hiện tượng chảy máu khá nhiều, khó cầm máu mỗi khi chó bị thương.
  • Von Willebrand's Disease (VWD): VWD là một căn bệnh di truyền về máu có ảnh hưởng đến khả năng đông máu của chó. Chó mắc bệnh này có thể chảy máu mũi khi bị tổn thương hoặc phẫu thuật.
  • Thalassemia: Đây là một nhóm các bệnh di truyền về máu có ảnh hưởng đến khả năng tạo ra hồng cầu. Chính vì vậy mà chó thường xuyên chảy máu mũi. 

Chó bị bệnh nhiễm trùng răng miệng

Chó bị chảy máu mũi cũng là một triệu chứng của nhiễm trùng răng miệng. Nhiễm trùng răng miệng thường xảy ra khi vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và nướu, gây ra viêm nhiễm, tổn thương mô niêm mạc và gây chảy máu mũi. Nếu bệnh trở nên nghiêm trọng, vi khuẩn từ nướu có thể xâm nhập vào máu và lan sang các cơ quan khác.

Chó bị bệnh nhiễm trùng răng miệng

Chó nhiễm bệnh ký sinh trùng máu

Chó bị chảy máu mũi có chết không? Nếu như do ký sinh trùng máu, câu trả lời sẽ là có. Bệnh chảy máu mũi ở chó do nhiễm ký sinh trùng máu là bệnh truyền nhiễm. Bao gồm Babesiosis và Ehrlichiosis.

  • Babesiosis: Là căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi ký sinh trùng Babesia. Chúng gây ra các triệu chứng như bệnh chảy máu mũi ở chó, mệt mỏi, giảm đề kháng và nặng hơn sẽ dẫn đến suy hô hấp, tử vong. 
  • Ehrlichiosis: Do vi khuẩn Ehrlichia chaffeensis gây ra. Nó thường gây truyền nhiễm thông qua vết cắn của ve. Triệu chứng có thể nhận thấy đó là chảy máu mũi, sốt, giảm khẩu phần ăn, đau nhức cơ thể, huyết áp thay đổi và chảy máu nhiễm sắc tố.

Cách điều trị bệnh chảy máu mũi ở chó

Nhận thấy chó bị chảy máu mũi kèm theo các dấu hiệu bất thường. Việc đưa chúng đến cơ sở thú y gần nhất chính là điều quan trọng ngay lúc này. Ngoài sự hỗ trợ từ bác sĩ thú y, bạn cũng cần phải biết thêm những điều sau để xử lý cũng như cấp cứu kịp thời. 

  • Sử dụng túi đá: Đặt túi đá lạnh được bọc trong khăn mỏng lên khu vực chảy máu trong khoảng 10-15 phút để giảm sưng và chảy máu.
  • Thuốc chống đông: Nếu chảy máu mũi quá nhiều và không ngừng bạn có thể mua thuốc chống đông để cầm máu. Sau đó mới đưa đến thú ý xử lý. 
  • Tái khám định kỳ: Tái khám theo chỉ định của bác sĩ để được chữa trị theo phương pháp thích hợp. Hơn nữa, chó có thể tránh tình trạng chảy máu mũi kéo dài, nặng hơn hoặc tái phát.
  • Kiểm tra và làm sạch: Kiểm tra mũi của chó thường xuyên. Làm sạch mũi và xung quanh mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn.
  • Nghỉ ngơi: Mất một lượng máu từ mũi sẽ khiến chó mệt mỏi hơn rất nhiều. Chính vì vậy bạn giữ chúng một chỗ để chúng nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy ngay sau đó.

Cách phòng tránh bệnh chảy máu mũi ở chó

Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thú cưng, bạn cần phải phòng tránh ngay từ ban đầu. Sau đây là một số biện pháp giúp tránh tình trạng chó bị chảy máu mũi

chăm sóc răng miệng cho chó
  • Chăm sóc răng định kỳ: Đánh răng đúng cách và định kỳ để ngăn chặn sự tích tụ của mảng bám và nướu sưng, giảm nguy cơ nhiễm trùng răng miệng.
  • Kiểm soát ký sinh trùng: Sử dụng sản phẩm chống ve và chống ký sinh trùng để giảm nguy cơ chó bị truyền nhiễm bệnh.
  • Dinh dưỡng cân đối: Cung cấp một chế độ ăn cân đối và giàu chất dinh dưỡng như vitamin tổng hợp và khoáng chất.  
  • Giữ cho môi trường sống sạch sẽ: Đảm bảo môi trường sống của chó sạch sẽ để giảm tiếp xúc với virus lây bệnh truyền nhiễm.
  • Hạn chế vui chơi ngoài trời nóng: Khi thời tiết nóng, không chỉ riêng chó mà các thú cưng khác cũng cần được ở nơi thoáng mát. Bởi vì nhiệt độ quá cao sẽ khiến thú cưng bị sốc nhiệt, chảy máu cam đột ngột.
  • Quan sát thú cưng vui chơi: Quan sát để phát hiện và điều trị kịp thời các vết thương hoặc tổn thương ở mũi.
  • Thăm bác sĩ thú y định kỳ: Đưa chó đến thăm bác sĩ thú y định kỳ để kiểm tra sức khỏe và ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm. 

Trên đây là những hậu quả nghiêm trọng ẩn nắp sau tình trạng chó bị chảy máu mũi. Bên cạnh đó, giải đáp thắc mắc chó bị chảy máu mũi có chết không? Vậy nên nếu các boss có những dấu hiệu trên, sen hãy đưa chúng đến cơ sở thú y để kiểm tra ngay nhé! Cảm ơn các sen đã quan tâm về chủ đề hôm nay. Đừng quên theo dõi Paddy thường xuyên hơn để cập nhật những thông tin hữu ích cho thú cưng.

Xem thêm:

Bài trước đó
Bài tiếp theo

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.