Chó Bị Tiêu Chảy Và Hướng Xử Lý
Chó bị tiêu chảy thường thấy nhiều ở chó nhỏ với những biểu hiện như đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Kết hợp với một số biểu hiện nôn, phân bốc mùi khác lạ, sụt cân bất thường. Lúc này chủ nhân của thú cưng cần tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống nhằm hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe của thú cưng. Càng phát hiện và điều trị sớm, thú cưng càng nhanh phục hồi lại trạng thái bình thường. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Paddy hôm nay.
Nguyên nhân dẫn đến việc chó bị tiêu chảy
Chó bị nôn, đi ngoài hoặc chó đi ngoài nhiều lần,... Đều có những nguyên nhân khiến thú cưng của bạn gặp phải tình trạng bất thường như vậy. Trong đó, chứng tiêu chảy ở chó sẽ được chia ra làm 2 mức độ để đánh giá bệnh, từ đó chủ nhân có thể đưa chó tới phòng khám thú y nhanh chóng hoặc có thể tự chữa trị tại nhà.
Mức độ 1: Chó bị tiêu chảy nhẹ
Đối với mức độ này thì chó cảnh có thể bị tiêu chảy bởi nguyên nhân từ việc:
- Thay đổi đột ngột thức ăn cho chó khiến đường ruột nhạy cảm, dễ tiêu chảy.
- Thú cưng không quen đi xe, không quen bị nhốt trong lồng hoặc di chuyển tới chỗ lạ cũng khiến chó cảnh bị stress và tiêu chảy.
- Chó con uống sữa bị tiêu chảy do đồ uống không hợp, lạnh hoặc đã bị hỏng.
- Chó của bạn ăn phải thức ăn thừa, bị hỏng hoặc ăn quá nhiều đồ ăn có chứa mỡ, ăn nhiều hơn bình thường,... Cũng gây nên tình trạng tiêu chảy nhẹ ở chó.
Mức độ 2: Chó bị tiêu chảy ra máu
Đối với mức độ này, chó bị tiêu chảy xuất phát từ những nguyên nhân gây bệnh như:
- Chó mắc bệnh Care, Parvovirus, viêm gan
- Chó có ký sinh trùng trong bụng như sán, giun, Giardia
- Chó bị nhiễm vi khuẩn E Coli, Leptospira,....
Các biểu hiện của những bệnh này thường sẽ là sốt, tiêu chảy kết hợp với nôn ói, bỏ ăn, chó bị hôn mê, phờ phạc hoặc thậm chí là chó đi ngoài ra máu.
Cách điều trị chó bị tiêu chảy
Chó bị tiêu chảy thường sẽ là nguyên nhân khiến thể trạng của thú cưng mất nước. Đặc biệt nếu triệu chứng còn kết hợp thêm cả nôn ói, bỏ ăn thì khả năng mất nước trong cơ thể càng cao. Do đó, cách điều trị đầu tiên cần thực hiện chính là bổ sung nước. Bạn có thể cung cấp nước cho thú cưng bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes và cho chúng uống. Nếu chó của bạn không chịu uống bạn có thể áp dụng cho uống bằng ống tiêm và bơm vào má. Dung dịch điện giải này bạn có thể mua tại các cửa hàng chuyên sản phẩm thú y uy tín.
Trong trường hợp bạn cho uống nhưng chó càng nôn nhiều hơn thì không nên áp dụng nữa mà cần đưa tới bác sĩ thú y để được hỗ trợ tiêm dưới da, truyền tĩnh mạch,...
Sử dụng cây nhọ nồi (cỏ mực)
Cây nhọ nồi hay cỏ mực có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh cho con người và nó cũng có tác dụng đối với chó. Chính vì thế, ta có thể dùng cây trong việc chữa bệnh cho chó.
Bỏ rễ cây nhọ nồi, giữ lại phần lá và thân. Sau đó, ta cần giã nhuyễn phần lá và thân, hòa chung ½ bát nước, hòa tan đều và lọc lấy nước cốt (có thể dùng vải mỏng để lọc sạch). Sau khi có nước cốt, bạn cho thêm ¼ muỗng muối ăn. Mang nước nhọ nồi đã chuẩn bị cho chó nhà bạn uống hàng ngày, mỗi ngày từ 2-5 lần theo liều lượng sau:
- Chó nhỏ: Mỗi lần uống ¼ chén.
- Chó giống trung bình: Mỗi lần uống ½ chén.
- Chó giống lớn: Mỗi lần uống 1 chén.
Bạn nên cho chó uống đúng liều lượng để có kết quả tốt nhất. Không nên vì quá lo lắng mà cho chó nhà bạn dùng quá liều.
Dùng Oresol cho chó bị tiêu chảy
Sử dụng Oresol là cách trị tiêu chảy tốt nhất, có tác dụng bù lượng nước đã mất. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Những lưu ý khi sử dụng Oresol cho chó bị tiêu chảy mà bạn cần nên biết gồm:
- Pha quá loãng sẽ không đạt tác dụng mong muốn hay quá đặc sẽ dẫn đến ngộ độc muối, nặng có thể gây tử vong. Phải pha gói Oresol theo lượng nước ghi trên bao bì, không được chia nhỏ, pha bằng nước sôi để nguội, dùng trong 24h.
- Không được pha thêm sữa, nước khoáng, nước trái cây hay cho thêm đường. Tuyệt đối không dùng khi thú cưng không đi tiểu được. Nếu cún nôn, phải đợi nôn xong 10 phút sau, cho uống từng chút một. Nếu không sử dụng đúng cách sẽ gây rối loạn điện giải, tích nước, có thể dẫn đến tử vong.
- Chỉ tự chữa cho bé bằng Oresol tại nhà khi bé bị tiêu chảy nhẹ, nôn mửa ít. Nếu bé sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa nhiều cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ, không được tự chữa tại nhà.
Sử dụng thức ăn hạt và pate Royal Canin Gastrointestinal Dog
Dòng thực phẩm chức năng Royal Canin Gastrointestinal gồm thức ăn hạt và pate hỗ trợ điều trị các chú chó mắc phải những vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Thành phần dinh dưỡng trong hạt có độ tiêu hóa cao, cân bằng chất xơ và lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển hóa thức ăn. Một lượng thức ăn nhỏ đã cung cấp đủ năng lượng cho cún yêu. Với khối lượng thức ăn ít hơn sẽ giúp giảm tải áp lực cho đường ruột của bé cún.
Khi nào cần đưa chó đến thú y?
Khi bạn thấy chó nhà bạn liên tục đi ngoài từ 2-3 ngày, mệt mỏi, sốt, và có máu trong phân, bị tiêu chảy ra phân xanh, tiêu chảy phân quá lỏng hay thậm chí là bỏ ăn, nôn mửa nhiều thì bạn nên đem chó đến thú y để theo dõi và có phác đồ chữa trị sớm nhất.
Và khi đưa chó đến bác sĩ thú y, bạn hãy mang theo một mẫu phân tươi. Việc này giúp bác sĩ xét nghiệm nổi phân và xét nghiệm phết phân để xác định bệnh của chó.
Cách phòng tránh chó con bị tiêu chảy
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống của chó phải đúng liều lượng, có thói quen ăn uống tốt, không để chó đói 1 bữa, no 1 bữa sẽ làm dạ dày bị rối loạn gây ra bệnh tiêu chảy. Không nên cho chó con ăn xương, đặc biệt là xương gà. Ngoài ra cần cho chó uống nước sạch.
Đảm bảo môi trường sống
Không gian và đồ dùng của chó cần được vệ sinh sạch sẽ, khử độc định kỳ. Mùa đông cần giữ ấm chỗ ở, mùa hè đảm bảo thoáng mát. Nếu đến môi trường mới thì cần đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, chế độ ăn uống hợp lý.
Qua những kiến thức trên, hy vọng bạn sẽ có ích trong việc chăm sóc chó khi bị tiêu chảy. Đừng quên theo dõi Paddy để có thêm được nhiều thông tin bổ ích về chăm sóc cho thú cưng nhé!
Xem thêm: