Cách Điều Trị Bệnh Parvovirus Ở Chó
Mùa hè đến cũng là mùa dịch của căn bệnh parvovirus ở chó. Đây là nổi kiếp sợ của chú chó và người chủ nhân. Càng đáng sợ hơn đối với các bé cún chưa được tiêm đủ các mũi phòng dịch, rất dễ bị virus tấn công làm suy giảm đề kháng trong cơ thể và có khả năng gây tử vong. Vì tỉ lệ “không qua khỏi” của bệnh này rất cao. Vậy hãy cùng Paddy tìm hiểu bài viết dưới đây về căn bệnh này nhé!
Bệnh parvovirus ở chó là gì?
Bệnh parvovirus ở chó là một loại virus truyền nhiễm chủ yếu ảnh hưởng đến chó. Virus parvo rất dễ lây và lây lan từ chó sang chó, do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân của cá thể nhiễm bệnh. Có thể dùng vắc-xin để ngăn ngừa nhiễm bệnh, nhưng tỷ lệ tử vong có thể đạt tới 91% nếu không được điều trị. Nếu nhiễm bệnh, cần được nhập viện ngay. Bệnh parvo có thể lây sang động vật có vú khác bao gồm cáo, chó sói, mèo…. Đây là căn bệnh truyền nhiễm cực kì nguy hiểm. Tốc độ lây lan nhanh và làm chết nhiều chó, đặc biệt chó non và chó có hệ miễn dịch yếu. Vì thế, bạn cần phải kỹ trong tất cả các khâu sinh hoạt cho chó để cho chó có một cuộc sống thật khỏe mạnh nhé!
Nguyên nhân gây ra bệnh parvovirus ở chó
Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do chó nhiễm virus parvovirus thông qua tiếp xúc với phân của các chó bị nhiễm bệnh hoặc bề mặt môi trường bị nhiễm bệnh. Virus này có thể tồn tại trên các bề mặt như đồ chơi, bát ăn, nước uống, chuồng nuôi chó, hoặc phân của chó bị nhiễm bệnh.
Các chó con và đang lớn chưa được tiêm phòng là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh Parvovirus. Tuy nhiên, bất kỳ chó nào, ở bất kỳ độ tuổi nào, đều có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với virus Parvovirus.
Chó bị parvovirus có những triệu chứng nào?
Các triệu chứng do bệnh Parvo gây ra thường tồn tại các dạng sau đây:
Dạng đường ruột
Thường gặp phổ biến ở chó nhỏ khoảng từ 5 đến 10 tuần tuổi. Ở dạng đường ruột này thường có các biểu hiện sau đây:
- Sốt kéo dài từ khi phát bệnh, cho đến khi có những biểu hiện của parvo dạng lâm sàng.
- Bỏ ăn, buồn nôn, ủ rũ, mệt mỏi
- Tiêu chảy, phân có máu tươi hoặc có màu hồng, có lẫn cả niêm mạc ruột, có mùi tanh khắm.
- Hốc mắt trũng sâu, niêm mạc nhợt nhạt, dễ bị nhiễm trùng kế phát.
Dạng viêm cơ tiêm
Tốc độ tử vong ở dạng viêm cơ tiêm diễn ra khá nhanh. Thường thì chó sẽ có những biểu hiện như niêm mạc nhợt nhạt, thâm tím, khó thở, thiếu máu nặng, nôn mửa, sau đó kêu la và tử vong.
Nhưng đa phần virus sẽ tấn công gây hoại tử cơ tim, dẫn đến suy tim cấp ở chó. Lúc này thì các chú chó sẽ thường tử vong dù không hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng Parvo.
Dạng viêm ruột kết hợp
Xuất hiện những triệu chứng đầu tiên gây ra thiếu máu, mất cân bằng điện giải, tiêu chảy nặng, phù phổi. Dang này khiến cho chó có thể tử vong chỉ trong vòng 24h.
Bệnh parvo ở chó kéo dài bao lâu?
Chó nhiễm bệnh parvovirus thể hiện triệu trứng trong vòng 3 - 7 ngày. Sau khi xâm nhập 2 - 4 ngày, virus vào máu gây nhiễm trùng máu. Đồng thời kèm theo sự phát triển của virus trong mô lympho ở vùng hầu họng. Virus phát triển trong những khe tế bào ruột non và xuất hiện trong phân 3 - 4 ngày. Sau khi bị nhiễm, ở mức độ cao nhất khi dấu hiệu lâm sàng đầu tiên được phát hiện, lúc này ruột non bị phá hủy. Virus còn nhân lên ở tế bào cơ tim gây viêm cơ tim cấp tính và cũng phát triển ở tế bào lympho, tế bào tủy xương dẫn đến giảm thiểu số lượng bạch cầu, làm cơ thể suy chú cún suy giảm miễn dịch.
Giống chó nào dễ bị nhiễm parvovirus?
Parvovirus là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus parvovirus và có thể ảnh hưởng đến chó ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các giống chó có nguy cơ cao bị nhiễm parvovirus bao gồm:
- Chó rottweiler
- Chó doberman pinscher
- Chó american pit bull terrier
- Chó labrador retriever
- Chó german shepherd
- Chó english springer spaniel
- Chó alaskan husky
- Chó staffordshire bull terrier
- Chó american staffordshire terrier
Các giống chó trên có khả năng bị nhiễm parvovirus cao hơn so với những giống chó khác. Nhưng bất kỳ chó nào đều có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với virus. Chó cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh nhiễm bệnh và giữ cho chúng sạch sẽ, khô ráo và có chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt để giúp tăng sức đề kháng.
Cách điều trị bệnh parvovirus ở chó
Bệnh parvo hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị nhưng vẫn có một số loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh parvo cũng rất hiệu quả, làm giảm tỷ lệ tử vong cho chú cún xuống thấp nhất có thể. Để tối ưu nhất thì chúng ta vẫn nên áp dụng những phương pháp y học tập trung vào điều trị các triệu chứng nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong thấp nhất có thể.
Đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp giúp tăng tỷ lệ sống cho chó. Nếu bạn phát hiện chó có những biểu hiện nào của bệnh parvo thì phải cách ly chó ngay lập tức để tránh lây lan với những cá thể động vật khác.
Sau đó, cần phải ngừng cho chó ăn ngay lập tức để xem xét biểu hiện của chó như thế nào (trường hợp chưa thể liên hệ với thú y). Tiếp theo, cần phải đến bác sĩ thú y ngay lập tức để cấp cứu cho chó.
Paddy hi vọng với những thông tin hữu ích về bệnh parvo ở chó mà chúng tôi chia sẻ. Sẽ giúp cho bạn có thể nhận biết và phòng tránh được căn bệnh này cho thú cưng của mình.
Xem thêm: