Chuyển đến nội dung

Phân Biệt Chó Chân Vòng Kiềng Với Chó Bị Hạ Bàn

Phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn

Chuyên mục:

1. Thông tin về bệnh chó chân vòng kiềng

1.1. Nguyên nhân gây bệnh
1.2. Dấu hiệu chó chân vòng kiềng
1.3. Cách phòng tránh
1.4. Phương pháp điều trị khi chó bị chân vòng kiềng

2. Chó bị hạ bàn và những điều cần lưu ý

2.1. Dấu hiệu bệnh hạ bàn ở chó
2.2. 7 nguyên nhân khiến chó bị hạ bàn
2.3. Chó bị hạ bàn có điều trị được không?

3. Phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn

Trường hợp chó bị vòng kiềng hoặc hạ bàn là những vấn đề về chân ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lầm tưởng tình trạng hạ bàn ở chó là tình trạng chó chân vòng kiềng. Cùng Paddy phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn qua bài viết này nhé.

Thông tin về bệnh chó chân vòng kiềng

Hiện tượng chó bị vòng kiềng là vấn đề về chân thường thấy. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và sức khỏe của những chú chó. Tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn được. Cùng tìm hiểu sâu hơn về tình trạng này nhé.

Phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân gây nên tình trạng này thường do cách nuôi cũng như thói quen của các bé. Một số nguyên nhân của hiện tượng chó bị vòng kiềng như:

  • Lớn nhanh, quá cân: Trọng lượng cơ thể phát triển quá nhanh dẫn đến chân không kịp thích nghi với áp lực lớn. 
  • Ít được tiếp xúc với ánh nắng: Sự phát triển xương của chó cũng như xương người cần phải được tổng hợp vitamin D để phát triển. Do đó, việc không tổng hợp được vitamin D sẽ khiến xương các bé yếu và dễ bị dị tật.
  • Tiếp xúc nhiều với bề mặt trơn trượt: Hiện nay, chó thường được nuôi trong các gia đình, tiếp xúc nhiều với gạch men. Đây là bề mặt tương đối trơn khiến những chú chó cần nhiều lực hơn để gắng đứng vững. Việc này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng vòng kiềng ở chó.
Phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn

Dấu hiệu chó chân vòng kiềng

Hiện tượng chân vòng kiềng rất mất thẩm mỹ đối với dáng đi của những chú chó. Ta có thể dễ dàng nhận biết hơn khi các bé có những dấu hiệu như:

  • Lười vận động do chân đau.
  • Không nâng được trọng lượng cơ thể do chân yếu.
  • Chân run khi đứng hoặc đi lại.
  • Chân dạng bánh chè mất thẩm mỹ.

Cách phòng tránh 

Có hai yếu tố cần quan tâm để phòng tránh chó bị vòng kiềng:

Chế độ dinh dưỡng:

  • Có chế độ ăn uống phù hợp, tránh cho ăn quá nhiều thức ăn. Hạn chế cân nặng của những người bạn này để xương được phát triển tốt hơn.
  • Cung cấp canxi để xương thêm phần chắc khỏe.
  • Bổ sung thêm vitamin D để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn bằng việc phơi nắng.

Vận động: 

  • Khuyến khích vận động để tăng cường sức khỏe cũng như hỗ trợ phát triển hệ xương khớp chắc khỏe. 
  • Tránh vận động quá sức khi còn nhỏ. Việc vận động quá sức khi còn nhỏ có thể gây tổn thương xương khớp dẫn đến tình trạng chân bị vòng kiềng.

Phương pháp điều trị khi chó bị chân vòng kiềng

Việc đầu tiên khi phát hiện chú chó của bạn bị chân vòng kiềng chính là tìm đến các bác sĩ thú y. Những phương pháp có thể được áp dụng để chữa chân vòng kiềng có thể kể đến như: 

  • Nẹp chỉnh hình: Cố định chân giai đoạn đầu bằng nẹp chỉnh hình để định hình lại xương. Mỗi chú chó sẽ có thiết kế riêng và phải được bác sĩ thú y theo dõi.
  • Vật lý trị liệu: Sử dụng các phương pháp như tập thể dục, massage tăng cường lưu thông máu, thủy trị liệu.
  • Hạn chế những tác nhân gây vòng kiềng ở chó: Hạn chế cho chúng tiếp xúc với sàn trơn trượt, tiến hành giảm cân, tăng vận động,...
chó chân vòng kiềng

Chó bị hạ bàn và những điều cần lưu ý

Tình trạng hạ bàn ở chó thường bị nhầm lẫn với chó bị vòng kiềng. Việc phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn cũng không mấy khó khăn. Cùng tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng này ngay bên dưới nhé.

Dấu hiệu bệnh hạ bàn ở chó

Những chú chó bình thường tiếp xúc với mặt đất bằng phần đệm dưới lòng bàn chân. Tuy nhiên, chó bị hạ bàn thì thường tiếp xúc với mặt đất bằng phần chân bị gập xuống với diện tích rất lớn. 

Dễ thấy nhất là khi chúng di chuyển hoặc đứng một chỗ. Những chú chó sẽ hạn chế di chuyển khi gặp tình trạng này vì có thể sẽ gây đau đớn.

hạ bàn ở chó

7 nguyên nhân khiến chó bị hạ bàn

Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạ bàn ở chó chính là chế độ dinh dưỡng và khả năng vận động. Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân khác như:

  • Hoạt động quá mức: Việc vận động quá mức cũng có khả năng gây tổn thương cho xương khớp.
  • Ít được vận động: Việc ít vận động cũng làm giảm sự linh hoạt của chân, lâu ngày khiến chân không thích ứng được dẫn đến hạ bàn.
  • Di truyền: Tình trạng này khá hiếm gặp nhưng lại rất khó chữa.
  • Thiếu Canxi: Tình trạng này xuất phát từ chế độ dinh dưỡng ít canxi cũng như không được phơi nắng nhiều dẫn đến thiếu Vitamin D.
  • Cân nặng quá lớn: Cân nặng quá lớn sẽ gây áp lực lên xương chân dẫn đến hạ bàn ở chó.
  • Tuổi già: Tình trạng thoái hóa các đốt xương cũng khiến chúng bị hạ bàn khi về già.
  • Chấn thương: Chấn thương do tai nạn hay va chạm có thể làm cho chúng bị hạ bàn nghiêm trọng.
hạ bàn ở chó

Chó bị hạ bàn có điều trị được không?

Tình trạng hạ bàn ở chó có thể được chữa trị nếu kịp thời phát hiện và điều trị từ sớm. Cần thăm khám với bác sĩ thú y ngay khi phát hiện. Để điều trị hạ bàn ở chó cần phải kết hợp nhiều phương pháp. 

  • Vật lý trị liệu: Tập vật lý trị liệu để giúp chúng làm quen được với tình trạng đi bình thường, tăng cường sức mạnh.
  • Phẫu thuật: Nếu tình trạng quá nặng có thể phải can thiệp đến phẫu thuật.
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bổ xung thêm canxi và vitamin D cho chúng. Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng để duy trì cân nặng.
điều trị hạ bàn ở chó

Phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn

Nhiều người không thể phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn về tình trạng khá giống nhau của chúng. Tham khảo bảng dưới đây để biết cách phân biệt đúng nhé. 

Đặc điểm

Chó chân bị vòng kiềng

Hạ bàn ở chó

Vị trí chân

Chân trước

Chân trước hoặc chân sau

Hình dạng chân

Chân cong vẹo sang hai bên

Chân gập xuống phía dưới cơ thể

Mức độ nghiêm trọng

Nặng hơn

Nhẹ hơn

Thời điểm xuất hiện

Lúc chó còn nhỏ

Có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào

Dấu hiệu

Chó đi lại khó khăn, khuỵu gối, mỏi mệt

Chó đi lại khó khăn, khập khiễng, có thể té ngã

Trên đây là những yếu tố giúp phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn. Nếu chú chó nhà bạn có dấu hiệu của những tình trạng này cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để có phương pháp điều trị kịp thời. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể phân biệt chó chân vòng kiềng với chó bị hạ bàn nhé.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Bài trước đó
Bài tiếp theo

Để lại bình luận

Xin lưu ý, bình luận cần được phê duyệt trước khi được đăng.

Cảm ơn bạn đã đăng ký

Lỗi! Email này đã được đăng ký

Paddy Pet Shop
Đăng ký nhận ưu đãi về các chương trình khuyến mãi siêu Hot của Paddy

Sản phẩm đã xem

Social

Chỉnh sửa
Back In Stock Notification
So sánh sản phẩm ()
So sánh sản phẩm
SKU Đánh giá Mô tả Bộ sưu tập
this is just a warning
Đăng nhập
Giỏ hàng
0 Sản phẩm
0%